Tác dụng của Caffeine đến cơ thể của chúng ta

Tác dụng của Caffeine đến cơ thể của chúng ta

Tác dụng của Caffeine đến cơ thể của chúng ta

Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, cà phê là thức uống gần như không thể thiếu mỗi ngày. Phần lớn những người đang đọc bài viết này đều bắt đầu buổi sáng của mình bằng một ly cà phê. Do đó, dường như mỗi ngày chúng ta đều nạp chất caffeine vào cơ thể.

Chúng ta không chỉ nạp caffeine vào cơ thể qua những ly cà phê, nhiều người còn nạp chất caffeine qua những thực phẩm bổ sung. Một lượng caffeine hợp lý vào đúng thời điểm giúp bạn tỉnh táo hơn, minh mẫn hơn. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng có thể khiến bạn gặp một số rắc rối. Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương và có ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể của chúng ta.

Vậy, Caffeine là tốt hay xấu?

Caffeine không có giá trị dinh dưỡng và không có vị. Cho nên, trong một số thực phẩm chúng ta có thể không nhận ra sự tồn tại của nó. Caffeine cũng được sử dụng trong một số loại thuốc mà bạn hay dùng hằng ngày.

Chất caffeine thường gây ra một số triệu chứng. Khi mới tiếp nhận caffeine, bạn sẽ có cảm giác đầy năng lượng và sảng khoái. Tuy nhiên, sử dụng chất caffeine lâu ngày và không dùng nữa có thể khiến cơ thể bạn bị thiếu hụt caffeine.

Mỗi ngày, một người trưởng thường tiêu thụ 400mg caffeine thì được xem là an toàn. Mỗi tách cà phê 30ml có chứa trung bình khoản 100mg cà phê.

Nếu bạn tiêu thụ đều đặn một lượng caffeine mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ dần quen với điều đó. Những nhân tố khác như độ tuổi, tình trạng sức khỏe sẽ quyết định mức lượng caffeine mà cơ thể bạn quen thuộc. Cho nên, nếu bạn muốn giảm lượng caffeine tiêu thụ hằng ngày, hãy thực hiện điều đó từ từ để cơ thể kịp thay đổi và không bị sốc.

Chúng ta hãy cũng tìm hiểu ảnh hưởng của caffeine đến từng bộ phận, hệ thống trong cơ thể như thế nào.

Hệ thần kinh trung ương

Caffeine đóng vai trò như một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Khi nó đến não của bạn, một trong những tác dụng dễ nhận biết nhất đó là sự tỉnh táo. Bạn sẽ cảm thấy tươi tỉnh hơn và giảm mệt mỏi. Cho nên, chất caffeine thường được sử dụng trong điều trị chứng lờ đờ, đau đầuđau nửa đầu.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những người uống cà phê đều đặn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra, thói quen uống cà phê đều đặn cũng sẽ làm giảm khả năng tự sát của một người xuống 45%.

Những lợi ích nói trên được áp dụng cho những người tiêu tụ cà phê có chứa caffeine, không phải loại cà phê decaf.

Cho nên, nhiều người xem cà phê như một thức uống có lợi. Tuy nhiên, loại thực phẩm nào cũng vậy, tiêu thụ nhiều quá đều có tác hại.

Cụ thể, tiếp thu quá nhiều caffeine sẽ gây ra đau đầu. Thiếu caffeine đột ngột cũng khiến bạn bị đau đầu. Lý do là vì các mạch máu của bạn đã quen với sự tác động của chất caffeine, nên nếu bị thiếu đột ngột, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc đau đầu.

Những triệu chứng khác có thể gặp phải khi thiếu caffeine đột ngột:

  • Lo lắng
  • Dễ cáu gắt
  • Lờ đờ

Ở một số người, việc thiếu caffeine đột ngột có thể gây nên hiện tượng run rẩy.

Một số triệu chứng có thể xảy ra mặc dù hiếm gặp khi hấp thu quá nhiều caffeine:

  • Bị bối rối
  • Bị ảo giác
  • Bị ói

Việc tiêu thụ caffeine quá liều có thể gây ra bởi việc sử dụng thực phẩm chức năng có chứa caffeine sai cách hoặc uống quá nhiều các loại nước tăng lực. Khoảng 400mg caffeine mỗi ngày là an toàn, mức này tương đương với 4 ly cà phê (30ml cà phê) mỗi ngày.

Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết

Caffeine làm tăng môi trường a-xít trong dạ dày của chúng ta. Chính vì điều đó, nó có thể gây ra cảm giác nóng bụng, khó chịu. Caffeine dư thừa không được lưu trữ trong cơ thể nhưng sẽ được bài tiết qua thận và đường tiểu. Đây là lý do vì sao bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy muốn đi tiểu sau khi uống cà phê.

Nếu bạn đang có vấn đề về dạ dày như trào ngược a-xít hoặc bị loét, viêm dạ dày, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về việc uống cà phê.

Những người bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) trong dạ dày cũng được khuyên là không nên sử dụng cà phê trong quá trình điều trị.

Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp

Caffeine được hấp thụ vào cơ thể tại dạ dày. Sau khi uống cà phê một đến hai tiếng, caffeine sẽ đạt mức tối đa trong máu của cơ thể.

Caffeine có thể làm cho huyết áp tăng trong một thời gian ngắn. Tác dụng này được cho là sự gia tăng của chất andrenaline và sự ức chế tạm thời chất hóc-môn tự nhiên làm mở rộng mạch máu của cơ thể.

Đối với đa số mọi người, caffeine không có tác dụng lâu dài đối với huyết áp. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về tim mạch, caffeine có thể khiến tim bạn hoạt động nhiều hơn. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc có những vấn đề liên quan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống cà phê nhé.

Nạp quá nhiều caffeine có thể gây ra khó thở và khiến cho nhịp tim nhanh hơn.

Tác dụng của caffeine đối với xương và cơ bắp

Một lượng lớn caffeine có thể can thiệp đến quá trình hấp thụ và trao đổi chất can-xi. Điều này liên quan đến bệnh loãng xương. Hấp thụ quá nhiều caffeine cũng có thể khiến cơ bắp chúng ta bị co rút.

Caffeine ảnh hưởng đến phụ nữ đang có thai như thế nào

Caffeine sẽ di chuyển khắp cơ thể qua đường máu. Đối với phụ nữ có thai, chất này cũng sẽ theo đường máu mà đến nhau thai. Vì là chất kích thích, nên caffeine sẽ khiến cho nhịp tim cũng như sự trao đổi chất của thai nhi tăng.

Tuy nhiên, quá nhiều caffeine có thể khiến thai nhi chậm phát triển và tăng khả năng sẩy thai. Trong đa số trường hợp, một ít caffeine thì an toàn cho thai kỳ.

Theo tổ chức Mayo Clinic, một phụ nữ chỉ nên tiêu thụ khoảng 200-300mg caffeine mỗi ngày nếu bạn đang muốn có em bé. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể can thiệp đến quá trình sản xuất estrogen và sự trao đổi chất trong cơ thể thích hợp cho sự thụ thai.

Bài viết được thực hiện bởi RiV Coffee. Đăng tải tại website www.therivcoffee.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares