Cách vệ sinh máy pha cà phê espresso tốt nhất bằng giấm

Cách vệ sinh máy pha cà phê espresso tốt nhất bằng giấm

Cách vệ sinh máy pha cà phê espresso tốt nhất bằng giấm

Máy pha cà phê espresso cho ra những tách cà phê với hương vị tuyệt vời bằng nước nóng và áp suất cao. Vì lí do đó, ống dẫn nước bên trong máy pha cà phê được làm bằng kim loại có khả năng chịu đựng tốt với nhiệt và áp suất. Một trong những vấn đề thường gặp nhất khi sử dụng máy pha cà phê espresso đó là đường ống bị đóng cặn bởi nước cứng. Do đó, việc sử dụng dấm là cách tốt và dễ nhất để khử căn trong đường ống nước của máy pha cà phê.

Vì sao đường ống dẫn nước bên trong máy pha cà phê bị đóng cặn?

Nguyên nhân chính gây nên sự đóng cặn trong đường ống dẫn nước của máy pha cà phê chính là nước cứng. Các ion kim loại như Ca2+ và Mg2+ sẽ đóng cặn bên trong đường ống khi sử dụng lâu ngày.

Mời bạn tham khảo bài viết: “Chất lượng nước tốt nhất để pha cà phê

Việc đóng cặn trong đường ống sẽ diễn ra chậm hơn, ít hơn nếu nguồn nước đó đã được xử lý, khử cứng. Ngược lại, đường ống sẽ bị đóng cặn nhiều hơn và nhanh hơn. Việc đóng cặn trong đường ống nhiều và nhanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê espresso và tuổi thọ, độ bền của máy pha.

Việc đóng cặn trong đường ống dẫn nước của máy pha cà phê espresso sẽ ảnh hưởng thế nào?

Hiện tượng đóng cặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của ly cà phê espresso. Nếu lâu ngày sử dụng mà bạn chưa xử lý việc đóng cặn bằng dấm hoặc acid nitric, cà phê của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Hương vị của ly espresso sẽ giảm đi đáng kể. Cà phê bị ít thơm đi rất nhiều, vị cũng bị biến đổi, từ đó có thể nói cà phê của bạn có mùi vị lạ. Mặc dù các yếu tố khác như loại cà phê, mức độ rang, cân lượng đều được giữ nguyên.

Máy pha cà phê espresso của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc đường ống bị đóng cặn lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng nghẹt ống dẫn nước. Bạn có thể thấy dòng nước chiết xuất cà phê bị chậm đi rất nhiều, máy kêu to hơn trong quá trình chiết xuất.

Xử lý việc đóng cặn trong máy pha cà phê espresso thế nào cho dễ dàng và hiệu quả?

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là sử dụng dấm. Việc sử dụng dấm để khử cặn hệ thống đường ống bên trong máy pha cà phê espresso được cho là an toàn và dễ thực hiện nhất. Ngoài việc loại bỏ các cặn do nước cứng gây ra, dấm còn hiệu quả trong việc làm sạch những vết dính do dầu cà phê gây nên trong đường ống.

Nguồn ảnh: giấm hay dấm – A TUẤN KHANG

Cách thực hiện

Việc thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần hòa tan dấm vào nước với tỷ lệ 1:1, sau đó cho hỗn hợp đó đi qua đường ống của máy pha cà phê. Không nên sử dụng quá nhiều dấm vượt tỉ lệ 1:1 vì điều đó có thể ảnh hưởng xấu, ăn món đường ống dẫn nước bằng kim loại trong máy pha espresso.

Thông thường, việc khử cặn sẽ được hoàn bằng 6-10 lần bấm nút cho hỗn hợp dấm loãng (1:1) nói trên đi qua máy pha. Đối với các quán cà phê pha máy, RiV Coffee khuyến nghị bạn có thể thực hiện việc này từ 2 – 4 tuần một lần. Tùy theo mức độ sử dụng máy pha cà phê mà bạn sẽ có tần suất khử cặn bằng giấm hợp lý.

Sau khi khử cặn hệ thống đường ống bằng giấm, bạn sẽ cần xả đường ống lại một lần nữa bằng nước sạch. Hãy xả 3-5 lần bấm nút để hỗn hợp dấm pha loãng được thải hoàn toàn ra khỏi hệ thống đường ống.

Bằng cách khử cặn đúng mức máy pha cà phê espresso bằng giấm, bạn sẽ giữ cho ly cà phê espresso của mình có chất lượng ổn định tăng độ bền của máy. Nếu bạn có thắc mắc nào, vui lòng liên hệ RiV Coffee để được tư vấn tốt nhất nhé.

Bài viết được thực hiện bởi RiV Coffee – www.therivcoffee.com

>> Tham khảo các sản phẩm cà phê hạt pha espresso ngon nhất:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

shares